Tình hình bệnh Lùn sọc đen hại lúa mùa năm 2017

 

 

 

Triệu chứng và đặc điểm nhận biết bệnh  (Theo Văn bản số 38 ngày 20/9/2017 của Trạm Trồng trọt & BVTV Chợ Đồn)

Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.

   
 Khóm lúa bị bệnh thấp lùn,có mầu xanh đậm   Mép lá xoắn vặn
     
 Lúa bị ngẹn đòng, lép lửng nhiều,
hạt lúa thâm đen
  Lớp u sáp, sọc đen dọc theo lóng thân;
mọc rễ, chồi bất định trên thân

 

Để chủ động trong công tác phòng trừ, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất, UBND các xã, thị trấn cần chỉ đạo cán bộ nông lâm tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tích cực đôn đốc người dân áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại cây lúa, theo  hướng dẫn của Trạm Trồng trọt & BVTV huyện Chợ Đồn.

 Biện pháp phòng trừ:

– Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh lùn sọc đen, vì vậy khi phát hiện bệnh tiến hành các biện pháp: + Nhổ bỏ, tiêu hủy những khóm lúa bị bệnh nặng không có khả năng phục hồi.

+ Kiểm tra ruộng, khi thấy mật độ rầy 3 con/dảnh trở lên thì tiến hành phun trừ. Đối với lúa giai đoạn trước trỗ bông, sử dụng thuốc nội hấp như: Sachray 200WP, Patox 95SP, Gà nòi 95SP, Oshin 20WP…; đối với diện tích lúa ở giai đoạn trỗ trở đi, phun trừ rầy bằng thuốc tiếp xúc như Actara 25WG, Bassa 50EC, Tre bon 10EC…khi phun thuốc phải rẽ hàng thành băng rộng khoảng 0,8 – 1,2m để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rầy ở phần gốc lúa.

Chú ý: Giữ nước trong ruộng từ 3 – 5 cm. Những ruộng có mật độ rầy cao phải phun kép 2 lần, cách nhau từ 5 – 7 ngày, có thể dùng 25ml Bassa 50EC + 15g Patox 95SP + 10ml chất bám dính (hoặc dùng 1 – 2g xà phòng bột hoặc 20 – 25ml dầu khoáng)/bình 10lít, phun 6 bình/1.000m2. Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh tính kháng thuốc của rầy. Hạ thấp vòi phun để trừ rầy tập trung dưới bẹ và gốc lúa. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau khi phun và tiếp tục theo dõi, tránh rầy bùng phát trở lại.

+ Tích cực chăm sóc cây lúa để tăng cường sức chống chịu của cây với bệnh như bón phân kali (hạn chế hàm lượng đạm) kết hợp phun dinh dưỡng qua lá, phân vi lượng, các sản phẩm có tác dụng kích thích ra rễ đối với những ruộng bị nhiễm bệnh vẫn có khả năng phục hồi.

+ Tiêu hủy ruộng bị bệnh:

Tiêu hủy toàn bộ ruộng bị bệnh chỉ thực hiện khi bị bệnh nặng, khó có khả năng phục hồi và không còn khả năng cho năng suất.

Trước khi tiêu hủy phải phun thuốc trừ rầy tiếp xúc (Bassa 50 EC, Miretox 10WP…).

Sau khi tiêu hủy chuyển sang trồng cây khác (ngoài cây ngô) nếu điều kiện cho phép.

Tiêu hủy bằng cày vùi cây bệnh phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác.

– Thực hiện vệ sinh đồng ruộng để cắt nguồn ký chủ phụ của bệnh: Cày vùi gốc rạ, không để lúa chét, dọn sạch cỏ bờ (đặc biệt là các loài cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, cỏ cói, cỏ lác, …). Cày ruộng ngay sau khi thu hoạch.

– Không gieo cấy những giống lúa đã bị nhiễm bệnh nặng, sử dụng giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy cho vụ sau.

– Theo dõi chặt chẽ lứa rầy di trú đầu vụ thông qua hệ thống bẫy đèn; thực hiện biện pháp che phủ nilon cho mạ trong vụ xuân. Tiến hành phòng trừ khi có rầy lưng trắng xuất hiện từ giai đoạn mạ và lúa đẻ nhánh trở đi ./.

Bài trướcXuân Lạc hướng tới sản phẩm Măng mai khô có thương hiệu
Bài tiếp theoHội nông dân huyện Chợ Đồn hỗ trợ xóa nhà tạm cho hội viên nghèo tại xã Rã Bản