Sinh năm 1964, cũng như những người con gái khác, sau khi lập gia đình, hai vợ chồng trẻ đã nhanh chóng bắt tay vào tìm hướng phát triển kinh tế, coi đó là nền tảng của sự bền vững hạnh phúc gia đình. Bước đầu bà và gia đình Trồng rừng và chăn nuôi lợn. Gia đình bà có khoảng 04 ha vườn rừng, đã trồng được hơn 02 ha cây mỡ từ năm 1997, nay đã cho khai thác khoảng 0,5 ha. Vụ trồng rừng năm 2016, gia đình bà có kế hoạch sẽ tiếp tục trồng 1,5 ha cây keo và mỡ. về chăn nuôi, gia đình bà Hằng mỗi năm xuất chuồng khoảng 03 lứa lợn thịt và lợn con. Thu nhập từ chăn nuôi lợn khoảng 60 triệu đồng. Ngoài ra, còn có 100 cây mận sớm đã cho thu nhập từ 3 năm nay, mỗi vụ mận, gia đình bà thu hơn 1 tấn mận với khoảng 20 triệu đồng… gia đình còn có 4 nghìn m2 ruộng chuyên để cấy lúa 2 vụ và trồng ngô. Hiện tại gia đình bà Hằng đang phát triển chăn nuôi dê với số lượng 10 con dê thương phẩm …
![]() |
Bà Lương Thị Hằng cùng gia đình chăm sóc vườn rừng |
Không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, Năm 2006, bà Lương Thị Hằng được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ thôn Tủm Tó. Trên cương vị này, bà đã có nhiều sáng kiến định hướng và cùng tập thể Đảng viên trong chi bộ xây dựng các nghị quyết phù hợp tình hình thực tiễn của thôn. Trong phong trào xây dựng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Bà Hằng đã tuyên truyền vận động đến các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể trong thôn để mọi người hiểu rõ được tầm quan trọng của cuộc vận động từ đó tập trung vào công tác lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mọi người dân đều biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như chăn nuôi cá kết hợp trồng lúa như gia đình ông Sin, ông Hiếu, ông Lu cho thu hoạch bình quân đầu người của các gia đình này lên tới 70 triệu đồng /người/ năm. Một số hộ gia đình khác lại đầu tư trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi như gia đình ông Trọng, ông Điện, ông Đài, ông Thinh, ông Thiện, ông Hoan cho thu nhập mỗi năm hàng tấn lợn hơi, hoa quả cung cấp ra thị trường.
![]() |
Bà Lương Thị Hằng tham quan mô hình kinh tế trong thôn |
Bên cạnh đó một số hộ còn mạnh dạn đầu tư mở xưởng sản xuất gạch xi măng, bán hàng tạp hóa, mua ô tô vận tải, máy xay sát, bán phân bón, vật tư nông nghiệp… Số còn lại đa số tập trung vào trồng ngô lúa 2 vụ và trồng rừng. Từ đó kinh tế của các hộ gia đình ngày càng tăng cao. Số hộ nghèo đã giảm rõ rệt cụ thể năm 2010 có 6 hộ nghèo đến nay thôn chỉ còn 1 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo. Tình hình an ninh trật tự được ổn định, thôn không có người mắc tệ nạn xã hội.
Trong công tác vận động quần chúng xây dựng các tổ chức Chính trị – xã hội trong thôn được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cụ thể, năm 2014 thôn xây dựng được câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao luôn duy trì hoạt động phục vụ cho nhân dân thôn bản cũng như địa phương. Các tổ chức trong thôn luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các năm qua. Thôn luôn đạt khu dân cư tiên tiến và 2 năm 2013, 2014 đạt thôn văn hóa. Bản thân gia đình Bà Hằng và gia đình luôn đạt gia đình văn hóa nhiều năm liền. Ba cô con gái của bà Hằng đều đã học xong đại học và hiện tại đã có công ăn việc làm ổn định. Dù ở bất cứ cương vị nào, bà Hằng cũng đều làm tốt nhiệm vụ của mình, Năm 2010 được Bộ trưởng bộ y tế tặng “ Kỷ niệm chương vì sự nghiệp DS- KHHGĐ”. Năm 2013 được UBND huyện tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội 10 năm qua; được nhận giấy khen của Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Kạn ; Năm 2014 được Ban chấp hành huyện ủy Chợ Đồn tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liền. Với những gì bà Hằng đã làm được, từ một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình cho tới việc tận tụy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Bà được cấp ủy, chính quyền tặng Giấy khen và nhiều phần thưởng khác. Nhưng phần thưởng xứng đáng và cao cả nhất chính là sự tin yêu mà nhân dân thôn Tủm tó, xã Bằng Lãng luôn dành cho bà./.