Cây mạy Puốc thường mọc măng vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8; từ xa xưa, măng được ông bà truyền lại cách dùng măng làm thực phẩm như: làm măng chua, măng tươi nấu canh, bởi măng mạy Puốc nấu chín có vị ngọt mềm và giòn, khi măng mọc nhiều hái về ăn ngay không hết các cụ luộc rồi thái lát hong trên gác bếp cho măng khô lại, để đến hết mùa măng tươi hoặc khi có nhà khách quý, có đám hiếu, hỷ đem ra nấu đãi khách…, gọi là “Mảy Lạp mạy Puốc” Măng khô mạy Puốc. Theo thời gian, những khóm mạy Puốc cứ lớn dần thêm và được nhân dân trồng phát triển mở rộng, đến nay diện tích cây mạy Puốc tại xã Xuân lạc có khoảng 400 ha, hàng năm được nhân dân khai thác măng tươi theo hình thức nhỏ lẻ bán cho tư thương nên giá trị sản phẩm còn thấp.
![]() |
Cây mạy Puốc hiện nay được người dân trồng mở rộng diện tích |
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp được nhà nước quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất, sơ chế, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; một số sản phẩm bản địa của huyện được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến trong đó có Măng khô Mạy Puốc Xuân Lạc. Nắm bắc được nhu cầu của thị trường, năm 2017 Hợp tác xã Cao Phong đã tập trung thu mua sản phẩm măng tươi của bà con để thực hiện sơ chế thành măng khô, với 07 thành viên tham gia; Ban Quản trị đã nỗ lực tuyên truyên hướng dẫn các hộ cách chăm sóc, thu hái măng theo đúng quy trình kỹ thuật; xây dựng hệ thống lò sấy măng; chỉ đạo các thành viên tuân thủ quy trình sơ chế sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm Măng Khô Mẩy Puốc của Hợp tác xã đã đăng ký, hoàn thiện, chuẩn hóa mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, có bao bì đóng gói; sản phẩm được nhiều khách hàng gần xa tin dùng và ưa chuộng;
Nhằm khai thác hết tiềm năng và lợi thế của địa phương, đồng thời để sản phẩm Măng khô Mạy Puốc có thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài, Hợp tác xã Cao Phong sẽ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm để giữ uy tín, đáp ứng yêu thị trường người tiêu dùng./.