KHẨU HIỆU CỦA ĐỢT TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO AN TOÀNN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐAN BÍNH THÂN VÀ LỄ HỘI XUÂN 2016:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng đợt triển khai công tác tuyên truyền bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016.
2. Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.
3. Vì sức khoẻ và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
4. Để bảo vệ sức khoẻ của bạn Hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
5. Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
7. Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội là trách nhiệm của chính quyền các cấp.
9. Hiểu và thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng.
10. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội là trách nhiệm của Ban quản lý các khu du lịch, các Lễ hội.
11. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Bính Thân an toàn, vui vẻ.
12. Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
10 NGUYÊN TẮC VÀNG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN
1. Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn.
2. Thực hiện “ăn chín uống sôi”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.
5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng.
6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.
8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.
9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.
(Theo Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế)
5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn
Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ (đề phòng các vi khuẩn virut phát triển và lan truyền)
– Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch nước tro, thuốc tẩy pha loãng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Lau sạch mặt bàn, rửa sạch nồi niêu bát đĩa và các dụng cụ chế biến thức ăn bằng nước sạch.
– Không để côn trùng (ruồi, kiến, gián) và chuột vào nơi để và nấu nướng thực phẩm.
-Bếp, nơi nấu nướng xa khu vệ sinh.
– Không ăn các rau sống và quả mà không gọt vỏ.
Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín (đề phòng sự lây lan vi sinh vật)
– Để ngăn cách các thực phẩm sống và đã nấu.
– Ngăn cách súc vật sẽ giết thịt với nơi nấu ăn.
– Rửa nồi niêu đựng thực phẩm sống vài lần trước khi sử dụng.
– Bảo đảm nước dùng để nấu thức ăn là nước sạch.
– Gọt hoa quả trước khi ăn.
Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ (giết chết các vi sinh vật nguy hiểm)
– Nấu thật kỹ nhất là thịt, cá, trứng và hải sản.
– Nếu thức ăn đã để lâu trước khi ăn phải nấu lại.
Chìa khóa 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (để ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật)
– Nấu chín nên ăn ngay. Không để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
– Hâm nóng thức ăn để lâu lên 60 độ trước khi ăn.
– Những thức ăn đã nấu chín và dễ hỏng nếu để lâu mà không bảo quản trong tủ lạnh (dưới 5 độ) phải bỏ không tiếc.
Chìa khóa 5: Dùng nước và thực phẩm ban đầu sạch an toàn
– Dùng nước sạch hoặc làm sạch trước khi dùng (đun sôi hoặc xử lý bằng viên tẩy thường gọi là viên clo).
– Rửa sạch rau trước khi nấu. Ăn quả đã gọt vỏ.
– Dụng cụ chứa nước phải được sát trùng bằng viên thuốc tẩy trước khi dùng để đựng nước.
– Chọn thực phẩm tươi. Cương quyết không dùng những thứ đã ôi thiu.
– Trẻ em dưới 6 tháng chỉ bú sữa mẹ./.