Chợ Đồn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi chục trên trâu, bò

Viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kiểm tra bò

tại gia đình Bà Triệu Thị Yến, xã Nghĩa Tá

Bệnh Viêm da nổi cục trâu bò do vi rút gây ra. Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 – 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 – 5%.

Do đó người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi đàn trâu bò, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất. Khi thấy trâu bò của gia đình có dấu hiệu mắc bệnh, có triệu chứng giống với bệnh Viêm da nổi cục phải báo cáo kịp thời cho Thú y viên để kiểm tra. Đối với các địa phương đang có dịch, người dân không xuất bán, vận chuyển trâu, bò ra khỏi vùng dịch.

Trong công tác phát triển chăn nuôi, các hộ, cơ sở chăn nuôi khi mua con giống về nuôi phải nẵm rõ nguồn gốc về số lượng, chủng loại và nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh. Cụ thể:

Đối với các địa phương chưa xảy ra dịch: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát dịch bệnh, kịp thời phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh, nghi mắc bệnh, báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan thú y và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC, thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc diện côn trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi. Khi có dịch xảy ra triển khai áp dụng ngay các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn đảm bảo phù hợp và hiệu quả.

Đối với địa phương đang xảy ra dịch: Chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chống dịch tại vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp; tổ chức nuôi cách ly động vật chưa có biểu hiện bệnh tại khu vực có gia súc mắc bệnh, tăng cường công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, sử dụng hóa chất để tiêu diện các loại côn trùng như: ruồi, muỗi, ve, mòng.. nghiêm cấp việc vận chuyển trâu, bò ra vào vùng dịch để hạn chế lây lan; hướng dẫn người dân chủ động giám sát dịch bệnh, nếu phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý./.

Bài trướcChủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và công tác tái đàn lợn
Bài tiếp theoSôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2021