Chợ Đồn tập huấn dạy nghề đan lát thủ công truyền thống

     

  Lớp tập huấn dạy nghề đan lát thủ công thu hút khá nhiều chị em phụ nữ tham gia

 

Trong các loại hình thủ công truyền thống của các tộc người trên địa bàn huyện Chợ Đồn thì đan lát thủ công đóng vai trò quan trọng và có truyền thống từ lâu đời. Các sản phẩm đan lát dùng trong canh tác nương rẫy,trong sinh hoạt đời sống hàng ngày  của người dân rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về loại hình. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường thấy những vật dụng được đan bằng mây, tre…

 Cụ Nông Thị Vành, trú tại thôn Nà Tùm, xã Ngọc Phái, năm nay cụ đã 92 tuổi

nhưng hàng ngày Cụ vẫn tự tay chẻ lạt và khéo léo đan những sản phẩm

thủ công truyền thông rất đẹp và mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Tày

Tuy nhiên cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày nay, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình của  đa số người dân trên địa bàn huyện đều được lấy từ vật liệu nhôm nhựa, nilon được mua ở thị trường từ các nhà máy sản xuất kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Các vật dụng truyền thống được làm từ mây, tre hiện nay khá hiếm hoi, đặc biệt là các nghệ nhân – những người sản xuất ra được các vật dụng truyền thống ngày ít đi. Những nghệ nhân lớn tuổi ngày một già yếu, các hình thức truyền nghề cho thế hệ con cháu chưa được chú trọng, điều đó đã dẫn đến sự mai một, rạn nứt là điều không thể tránh khỏi.

  

 Các sản phẩm  đan lát thủ công từ mây, tre rất đẹp mắt và đa dạng

phong phú về hình thức và mẫu mã, kích thước

Do vậy, việc tổ chức tập huấn, xây dựng Mô hình chi hội, nhóm, Tổ hợp tác, Hợp tác xã đan lát các sản phẩm mây, tre đan này nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển ngành nghề ở nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từng bước xây dựng sản phẩm du lịch từ nguyên vật liệu mây tre đan thủ công truyền thống, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân và chị em hội viên, phụ nữ, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Chợ Đồn. Đồng thời góp phần quan trọng trong thực hiện Nghị định số 52, ngày 12/04/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Và Quyết định số 2950, ngày 25/10/2019 của UBND huyện về việc phê duyệt Đề án quản lý và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch huyện Chợ Đồn giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030./.           

Bài trướcChợ Đồn tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường học
Bài tiếp theoHội nghị biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020