Huyện Chợ Đồn có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Dao, Mông, Nùng, Hoa, Sán Chay gồm 02 nhóm người là Sán Chí và Cao Lan. Ngoài ra, một số dân tộc khác như: Kinh,Thái, Mường,Thổ,Trại, Pà Thẻn, Cơ Ho, Mảng sống xen ghép hoặc người từ các địa phương khác đến lập gia đình trên địa bàn huyện nhưng số lượng rất ít trong tổng dân số của huyện. Với cơ cấu dân tộc thiểu số chiếm 92,85% tổng dân số. Đồng bào các dân tộc trong huyện đã xây dựng được truyền thống tốt đẹp cần cù trong lao động, sản xuất và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong đời sống. Từ việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc đã có tác động tích cực, tạo sự chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Vào vụ thu hoạch lúa của người dân trong huyện. |
Để tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án của Trung ương và của Tỉnh, huyện Chợ Đồn tiếp tục thực hiện tốt các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình 135 đầu tư cho các công trình thiết yếu như hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sạch, hệ thống thủy lợi…hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thực hiện từ năm 2014-2018 gồm giống cây ăn quả, giống vật nuôi, xây dựng mô hình với 5.577 lượt hộ hưởng lợi, tổng giá trị thực hiện 14 tỷ 194,780 triệu đồng; ngoài Chương trình 135, thực hiện 03 mô hình chăn nuôi với 47 hộ tham gia, tổng giá trị thực hiện là 798 triệu đồng. Nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Ailen cho các xã đặc biệt khó khăn gồm công 3 trình giao thông, lớp học mầm non, tổng giá trị 3 tỷ 907,5 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tổng số hộ nghèo được thụ hưởng là 7.763 lượt hộ, tổng kinh phí 2 tỷ 945,42 triệu đồng. Thực hiện đầy đủ kịp thời việc thăm hỏi, hỗ trợ vật chất động viên tinh thần khen thưởng cho người có uy tín đúng theo chế độ quy định. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được triển khai đã giúp người dân là đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn của huyện, tập trung giải quyết được nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách hỗ trợ học sinh nội trú, bán trú, học sinh con hộ nghèo, chính sách về bảo hiểm y tế… được triển khai đầy đủ, kịp thời. Việc thực hiện tốt các chính sách trên đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đồng bào dân tộc.
![]() |
Cựu chiến binh Mai Tiến Sinh, xã Lương Bằng làm kinh tế giỏi. |
Kinh tế xã hội tiếp tục duy trì phát triển, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng từ 29.046 tấn năm 2014 lên 29.392 tấn năm 2018, tăng 346 tấn so với năm 2014. Bình quân lương thực đầu người năm 2018 đạt 563 kg/người/năm. An ninh lương thực đảm bảo, một số sản phẩm nông nghiệp đã tạo thành hàng hóa trên thị trường như chè Shan tuyết, gạo Bao thai, hồng không hạt, cam, quýt, măng khô, 01 sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc là măng khô của HTX Cao Phong, xã Xuân Lạc, 01 sản phẩm Chè Shan tuyết Bằng Phúc được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và quản lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó cũng có các sản phẩm của địa phương được thị trường ưa chuộng như: Lợn ta địa phương, Măng khô, rượu men lá Bằng Phúc… góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Cây ăn quả đặc sản được hỗ trợ phát triển sản xuất một số cây trồng của tỉnh, huyện nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nhân dân, diện tích trồng cây cam, quýt đạt và vượt kế hoạch giao, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện. Duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể “gạo Bao thai Chợ Đồn” thành sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao của huyện. Chăn nuôi luôn được quan tâm triển khai tổ chức thực hiện. Duy trì diện tích nuôi thả thủy sản ao nuôi, cá ruộng trên 300 ha; sản lượng hằng năm bình quân ước đạt trên 550 tấn; năm 2018, ước đạt trên 650 tấn, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhân dân. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được đẩy mạnh triển khai thực hiện, năm 2018 đến nay tỷ lệ độ che phủ rừng đã đạt 79,95%, năm 2014 – 2018 đã trồng được 4.880,44 ha. Diện tích rừng trồng được tăng lên hàng năm góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện. Toàn huyện hiện có 65 công ty, doanh nghiệp, 27 hợp tác xã và 2.449 hộ kinh doanh cá thể. Các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân được cung ứng kịp thời, đầy đủ đến đến trung tâm các xã, thôn trên địa bàn huyện. Thu ngân sách hàng năm đều tăng và vượt kế hoạch giao, năm 2014 thu được 58,511 tỷ đồng đạt 103,6% KH, năm 2018 thu được 114,126 tỷ đồng đạt 102% KH.
Với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn đã và đang được cải tạo, nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng như: Quốc lộ 3C, 3B, tỉnh lộ 254B, 257B và một số tuyến đường huyện. Đến nay 100% xã, thị trấn đã có đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm xã, hơn 90% số thôn, tổ có đường cho xe máy đi lại thuận tiện, thông suốt. Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn các xã cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai tại chỗ. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt trên 90%. Về cơ sở hạ tầng thương mại trung tâm huyện có 01 chợ tại thị trấn. Tổng số chợ nằm trong quy hoạch 17chợ/21 xã, thị trấn đã xây dựng 14 chợ, trong đó có 11 chợ đạt chuẩn. Tổng số nhà ở dân cư trên địa bàn các xã hiện có 11.050 nhà, trong đó, số nhà đạt chuẩn 3 cứng theo Bộ xây dựng ước khoảng 7.910 nhà, chiếm 71,58%. Tổng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện là 37 công trình, hơn 1.000 công trình giếng đào, khoan cấp nước ngay tại hộ gia đình được xây dựng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Chương trình xây dựng nông thôn mới: Giai đoạn 2014-2018, tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng là 105.036 triệu đồng, thực hiện được 10 Dự án/10 xã với 1.269 hộ được hưởng lợi. Năm 2014 còn 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí, đến hết năm 2018 toàn huyện không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đến nay, có 02 xã đạt chuẩn Nông thôn mới là Rã Bản, Đông Viên. Phấn đấu năm 2019 có thêm xã Yên Thượng đạt chuẩn, bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều thay đổi. Sự nghiệp giáo dục đã được coi là quốc sách hàng đầu nên cấp uỷ, chính quyền địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, toàn huyện có 53 trường. Huy động học sinh các dân tộc thiểu số đến lớp đạt tỷ lệ 99%, chủ động mở các lớp ghép đối với bậc mầm non và tiểu học đến những thôn bản vùng sâu, vùng xa để trẻ em dân tộc được đến lớp thuận lợi. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, các hoạt động truyền thông, khám chữa bệnh, quản lý và sử dụng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, chấp hành quy chế hoạt động chuyên môn được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện đã có 8 trạm y tế được kiên có hóa, số xã đạt bộ tiêu chí Quốc ga về Y tế là 14 xã, tăng 05 xã so với năm 2014. Công tác dân số – Kế hoạch hóa gia đình được duy trì hướng dẫn triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả góp phần chuyển biến nhận thức, thái độ, hành vi của nhân dân về việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
![]() |
Giờ học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú huyện. |
Trong những năm qua, các cấp, các ngành luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động phong trào Văn hóa, văn nghệ quần chúng, không ngừng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, tổ chức nhiều loại hình hoạt động như: Hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa, văn nghệ… vào những dịp Tết lễ, ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, với nhiều chủ đề đa dạng, phong phú mang đận bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong nhân dân. Đến nay một số loại hình di sản văn hóa tiêu biểu đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và của quốc gia như: “Then Tày, Nùng, Thái” đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Chữ Nôm của người Dao, thôn Bản Cuôn 2 và Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ, xã Ngọc Phái được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Truyền nghề thêu quần dân tộc Dao đỏ thôn Bản Cuôn, xã Ngọc Phái |
Giai đoạn 2019 – 2024 huyện Chợ Đồn đã đề ra phương hướng cụ thể đối với công tác dân tộc, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:Tập trung huy động các nguồn lực để tạo sự chuyển biến về kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững; phấn đấu đến năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10 %; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, ngành nghề nông thôn … tạo bước chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu sản xuất hàng hóa; mở rộng loại hình dịch vụ, thương mại; xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách dân tộc đối với vùng dân tộc; phát triển văn hóa, giáo dục, y tế; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc; quốc phòng an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Tin rằng, với truyền thống quê hương cách mạng của đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Chợ Đồn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẽ có những bước phát triển đột phá, tiếp tục phát huy những thành tích to lớn trong các giai đoạn lịch sử, phát huy truyền thống đoàn kết, hăng hái lập thành tích thi đua lao động sản xuất, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thách thức xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chợ Đồn giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh, xây dựng địa phương ngày càng văn minh, giàu đẹp./.