![]() |
Di tích Bản Ca nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại dịa phương
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chợ Đồn nằm trong vùng chiến khu cách mạng, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm khu căn cứ địa cách mạng, với vị trí đặc biệt quan trọng là nơi “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”(theo cách nói của Bác), tiêu biểu như các di tích: Nà pậu, Khau mạ, Di tích Đồi Pù Cọ, Bản Ca, Nà Quân…và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016, xếp hạng khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt bao gồm 25 điểm di tích, trong đó có 6 di tích quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh và 16 điểm trong danh mục kiểm kê chưa sếp hạng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 35 điểm di tích, trong đó có 9 điểm di tích xếp hạng cấp tỉnh, 26 điểm di tích đã được kiểm kê chưa xếp hạng. Ngoài khu di tích ATK, các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh như hệ thống dây cáp tời quặng thôn Phja Khao, Di tích đền Tiên Sơn, di tích Phja Tắc, di tích nền xưởng Quân giới Trung ương xã Bản Thi, Khu bảo tổn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Các di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận (Chữ Nôm Dao, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục người Dao đỏ thôn bản Cuôn, xã Ngọc Phái; Hát Pá Dung) và hát then, đàn tính, lượn cọi, thơ lẩu, chữ Nôm Tày mang đạm bản sắc văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc đây là các di tích, di sản văn hóa có tiềm năng, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện Chợ Đồn còn được biết đến phong cảnh núi non hùng vỹ, trùng điệp như xã Bằng Phúc, xã Bản Thi, xã Yên Thịnh, xã Nam Cường; Thác Đăng Vài, Mương Loàn thôn Bản Loàn, xã Yên Thịnh; Bó Lòm xã Đồng Lạc, Giếng mắt rồng (Bó Cốc liềng) thị trấn Bằng Lũng đều có những điểm hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm, đồng thời với địa hình của một huyện miền núi, thổ nhưỡng đất đai trù phú thuận lợi cho việc phát triển các cây ăn quả, rau màu, sản phẩm đặc sản của địa phương góp phần vào việc thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch
Nhằm quảng bá, giới thiệu về di tích lịch sử cách mạng ATK Chợ Đồn, huyện đã thành lập các đoàn tham gia hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tư liệu, di sản văn hóa của địa phương tại các huyện trong và ngoài tỉnh như: tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, di sản văn hóa, ẩm thực, nông sản của địa phương. Tham gia các hoạt động văn hóa, quảng bá du lịch,trưng bày, giới thiệu các sản phẩm ẩm thực, sản phẩm nông sản, OCOP tỉnh Bắc Kạn nhân dịp lễ 30/4 và 01/5 năm 2019 tại “Ba Bể miền quê”; Tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại hội chợ Thái Nguyên; làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội; ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn lần thứ I năm 2019. Tham gia tuần lễ giới thiệu Hồng không hạt và các nông sản Bắc Kạn tại siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội năm 2019;Tham dự tuần lễ giới thiệu Bí xanh thơm, gạo Japonica và các sản phẩm nông sản sạch Bắc Kạn tại siêu thị Vinmarkt Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội năm 2020. Tích cực duy trì hỗ trợ các di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn như: Chữ Nôm Dao, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục người Dao đỏ thôn bản Cuôn, xã Ngọc Phái; Hát Pá Dung, hát then, đàn tính, lượn cọi, thơ lẩu, chữ Nôm Tày,…để phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, và xúc tiến du lịch. Phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm hỗ trợ cho khai thác dịch vụ du lịch của địa phương như: Trà Hoa vàng, Rau bò khai, Khẩu sli, Phở khô, Khâu nhục, rượu vạng, các sản phẩm OCOP đã được xếp hạng cũng được bày bán, giới thiệu cho khách du lịch đến tham quan như: Chè Matcha Shantuyết, Bún khô, Hồng không hạt, Chân giò hầm, Gạo Japonica, Dế mèn đóng hộp, Cơm cháy gạo nếp nương.
![]() |
Bó Lòm, xã Đồng Lạc điểm hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm |
Theo thống kê, năm 2019 và 2020, huyện Chợ Đồn đón hơn 3000 du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu học tập tại khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn. Trên địa bàn huyện cũng phát triển 6 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đủ điều kiện hoạt động phục vụ hoạt động du lịch (được sở VHTTDL thẩm định xếp hạng), với tổng số 65 phòng, 106 giường, và 11 lao động. Từ đầu năm 2020 đến nay, tổng số lượt khách phục vụ là 1.776 lượt đạt tổng doanh thu hơn 400 triệu đồng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đều được kiểm tra chất lượng phục vụ, chất lượng buồng, bàn định kỳ hàng năm, đảm bảo chất lượng cho khách lưu trú.
Huy động nguồn lực để phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng
Với những tiềm năng sẵn có của địa phương, Ngày 25/10/2019 Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn đã ban hành Quyết định số 2950/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Quản lý và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch huyện Chợ Đồn giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là đề án đầu tiên của huyện, là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, tôn tạo, quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Đặc biệt, hiện nay huyện đang thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích Quốc gia đạc biệt ATK Chợ Đồn, cụ thể là di tích Nà Pậu – Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1951, bằng nguồn vốn xã hội hóa với tổng kinh phí là 21 tỷ đồng. Phục dựng, duy trì tổ chức Lễ hội truyền thống về nguồn ATK Chợ Đồn 340 triệu đồng bằng nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Tổ chức tập huấn, hỗ trợ xây dựng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã phụ nữ đan lát sản phẩm mây, tre đan truyền thống tiếp tục sưu tầm, lưu giữ tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử trên địa bàn huyện; tổ chức khảo sát, sưu tầm, hỗ trợ duy trì các mô hình bảo tồn văn hóa phi vật thể; đầu tư các hạng mục công trình như: Đầu tư tôn tạo Nghĩa trang công trường 114 tại tổ 10, TT Bằng Lũng; gắn dòng chữ “ATK CHỢ ĐỒN” tại núi Phja Vỳ, thị trấn Bằng Lũng; phục dựng Lễ hội Bản Ca, xã Bình Trung; hỗ trợ bảo tồn các mô hình di sản văn hóa phi vật thể (Chữ nôm Dao, Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục người Dao đỏ, Hát Páo Dung.
![]() |
Truyền dạy các lớp Then Tày tại thi trấn Bằng Lũng |
Thời gian tới, huyện tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ khách du lịch cho người dân địa phương; Tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương thu hút các nguồn đầu tư, khuyến khích huy động bằng nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất; điều chỉnh quy hoạch, định hướng sản xuất nông nghiệp, tham quan, đào tạo, tập huấn, xúc tiến du lịch, tạo cảnh quan môi trường thân thiện. Tăng cường công tác xúc tiến, kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tour, tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch ở nông thôn. Nâng cao chất lượng, sản phẩm và trình độ chuyên nghiệp theo tiêu chí OCOP./.