![]() |
Nhà bà Hoàng Thị Mỵ, thôn Tà Han, xã Xuân Lạc bị tốc mái do thiên tai gây ra đêm 24/3/2020 (nguồn ảnh: Trần Quang Huy) |
Cụ thể: Thiệt hại là 255 nhà của người dân (Thiệt hại trên 70% có 6 nhà, từ 50-70% có 6 nhà, dưới 50% có 53 nhà, dưới 30% có 189 nhà); Thiệt hại về giáo dục có 04 điểm trường bị ảnh hưởng: xã Tân Lập: 02 điểm (01 lớp học trường mầm non bị tốc mái, 01 lớp học trường tiểu học bị tốc mái), xã Nam Cường: 01 điểm (01 nhà công vụ giáo viên bị tốc mái), 01 điểm Trường Tiểu học Ngọc Phái (01 lớp học bị tốc mái). Tường bao bị đổ tổng chiều dài 75,5m (Trường THCS TT Bằng Lũng, Trường Mầm non Bằng Phúc, Trường Tiểu học & THCS Bằng Phúc); Thiệt hại về Y Tế: 01 Trạm Y tế xã Tân Lập bị tốc mái dưới 70% ; Thệt hại về nông nghiệp bị ảnh hưởng : Cây lúa là 4,48 ha bị ảnh hưởng, cây màu, cây công nghiệp là 10 ha, cây lâm nghiệp là 01 ha; Diện tích nuôi trồng thủy sản:0,496 ha. thủy lợi: Kênh bị vùi lấp 200m khối lượng đất hơn 400m3; Thiệt hại về giao thông Quốc lộ: Tuyến đường Bắc Kạn – Đồng Thắng Chiều dài bị sạt lở, hư hỏng: 287m, Khối lượng đất: 5.000m3; Tuyến đường Bằng Lũng – Nam Cường (đoạn Khau Thăm): 20.000m3. Thiệt hại về giao thông tuyến đường huyện, xã: Đường Bản Nhì-Bằng Lãng-Phong Huân bị sạt lở 1500m3; Đường Đồng Lạc – Xuân Lạc: 1.916m3; Tuyến đường liên thôn Bản Ó đi Khuổi Sáp xã Xuân Lạc: 2.130m3; Tuyến đường Nà Bản – đi Cốc Slông, xã Xuân lạc nứt với chiều dài 30m, cao 80m; Đường Nam Cường – Bản Quá: 500m3, xói lở mặt đường 300m.
![]() |
Trạm Y tế xã Tân Lập bị tốc mái hoàn toàn do thiên tai gây ra đêm 25/3/2020 (nguồn ảnh: Trần Quang Huy) |
Để giảm thiểu tối đa tình trang thiệt hại do thiên tai gây ra Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn huyện Chợ Đồn (gọi tắt: Ban Chỉ huy PCTT – TKCN) đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT – TKCN) chủ động chuẩn bị xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn ngay từ đầu năm. Kiện toàn kịp thời Ban chỉ huy PCTT – TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy để chỉ đạo và phụ trách các xã, thị trấn trên địa bàn huyện khi có thiên tai xảy ra; Ban hành và triển khai Phương án, kế hoạch công tác PCTT – TKCN đến các xã, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể trong huyện. Tổ chức đôn đốc các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện tốt Phương án PCTT – TKCN sẵn sàng đối phó với các cơn bão có nguy cơ đổ bộ vào địa bàn và triển khai phương án phòng chống nhằm hạn chế tối đa thiệt hại; Đôn đốc Ban chỉ huy quân sự huyện duy trì nghiêm túc chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực PCTT – TKCN, phòng, chống cháy nổ, cháy rừng cứu sập theo quy định Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra kịp thời khi có thiệt hại do thiên tai, phân công cán bộ trực 24/24 theo Phương án đã được UBND huyện phê duyệt. Tổng hợp số liệu thiệt hại và báo cáo UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh để nhanh chóng kịp thời trong công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả. Đôn đốc Ban chỉ huy PCTT – TKCN các xã, thị trấn chủ động phân công cán bộ trực nghiêm túc và thông tin đến các hộ gia đình có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét; Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức kiện toàn Ban chỉ huy PCTT – TKCN và xây dựng phương án, kế hoạch PCTT – TKCN ở các địa phương, đồng thời chuẩn bị tốt công tác “4 tại chỗ” theo phương án.
Đối với công tác khắc phục hậu quả thiên tai: Trong mùa mưa bão Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo và phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành viên Ban Chỉ huy PCTT – TKCN huyện trực tiếp đến cơ sở đôn đốc chỉ đạo công tác đối phó với thiên tai, đặc biệt là việc nhắc nhở di dời khẩn cấp các hộ gia đình ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; Kiểm tra về công tác ứng phó với thiên tai, kiểm tra các địa phương bị thiệt hại, kịp thời động viên, chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả theo phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ; hậu cân tại chỗ). Đồng thời chỉ đạo UBND các xã khẩn trương khôi phục ổn định sản xuất, chủ động khắc phục sửa chữa thông tạm thời các tuyến đường, nạo vét kênh mương, tu bổ các phai tạm phục vụ tốt cho tưới tiêu nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Các xã, thị trấn chủ động chi từ nguồn dự phòng ngân sách xã để khắc phục thiệt hại.
Trong công tác khắc phục thiệt hại: Di dời cấp bách 02 hộ gia đình; Hỗ trợ sửa chữa nhà ở 05 nhà chi từ nguồn đảm bảo xã hội của huyện; các xã chủ động chi từ nguồn dự phòng ngân sách xã hỗ trợ được 05 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ về nhà là: 140,0 triệu đồng; Đối với công trình: giáo dục, sửa chữa cấp bách 04 công trình tại xã Tân Lập (Trường Mầm non Tân Lập, Trường Tiểu học Tân Lập; Trường Tiểu học Ngọc Phái), cơ sở Y Tế: Sửa chữa Trạm Y tế Tân Lập. Tổng kinh phí đầu tư sửa chữa 10 công trình với số tiền hơn 2,0 tỷ đồng; Hỗ trợ kinh phí cho UBND các xã, thị trấn có diện tích cây trồng, thủy sản và vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2019 được hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ với số tiền: 31,369 triệu đồng.
Chủ động thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn luôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm giảm thiểu tình trạng thiệt hại do thiên tai gây ra luôn là nhiệm vụ cấp bách đối được Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn huyện Chợ Đồn thực hiện hiệu quả trong những năm qua./.